TÌM HIỂU VỀ KHÍ ARGON
1.Khí argon là gì?
Argon là gì? Argon (Ar) là chất khí hiếm phổ biến nhất ở Trái Đất, chiếm 1% bầu khí quyển và 1,3% khối lượng của hành tinh. Argon là khí không màu không có mùi, không vị và là khí không độc. Khối lượng riêng nặng gấp 1,5 lần không khí.
Argon sau khi sản xuất được phân loại theo độ tinh khiết. Chia thành 2 loại gồm: Argon 99,999% trở xuống và loại độ tinh khiết cao Argon 99,999% trở lên.
Khí Argon được bảo quản và vận chuyển ở trạng thái khí trong bình thép, hoặc dùng xitec của ôtô chứa áp suất 15 MPa hoặc mức 20MPa ở 20 độ C.
Argon là khí hiếm trơ nên không phản ứng hóa học với các chất khác. Dù ở thể rắn hay thể lỏng thì đều không hòa tan kim loại. Nhưng lại có thể hòa tan trong nước gần với độ hòa tan của khí O2.

2.Khí argon gồm những tính chất gì?
Khí argon có kí hiệu nguyên tử: Ar. Các đồng vị chính của argon hiện được tìm thấy trên Trái Đất là Ar40, Ar 36 và Ar 38.
Tính chất đặc trưng của argon:
- Argon là một chất khí rất trơ, không màu và không mùi kể cả ở dạng khí và dạng lỏng. Nó sẽ không tạo các hợp chất hóa học thật sự.
- Argon có khả năng hòa tan trong nước gấp 2,5 lần so với nitrogen, tức là mức độ hòa tan trong nước ngang ngửa với oxygen.
- Argon thiên nhiên là một hỗn hợp chứa cả ba đồng vị, ngoài ra các nhà khoa học hiện nay đã nhận biết 12 đồng vị phóng xạ khác của argon nữa.

3.Lịch sử hình thành khí argon như thế nào?
Năm 1785, Henry Cavendish là người đầu tiên nghi ngờ có mặt của 1 chất khí mới tồn tại trong không khí hay argon có mặt trong khí quyển. Nhưng đấy chỉ là nhận định riêng và nó không được nhận ra là một chất khí riêng cho tới năm 1894 khi nam tước đời 3 của Rayleigh là Lord Rayleigh và ngài William Ramsay đã khám phá ra bằng cách tách nó ra khỏi không khí lỏng..
Argon được phát hiện ra sau cố gắng của các nhà khoa học tìm cách giải thích tại sao mật độ N được chiết xuất từ không khí sai khác với mật độ N thu được từ sự phân hủy chất amoniac.
William Ramsay đã loại bỏ tất cả chất khí nitơ mà ông đã chiết xuất từ không khí bằng cách cho chúng phản ứng với chất Mg nóng. Phản ứng cho sản phẩm là nitrat magie rắn.
Sau đó còn dư một loại khí không có phản ứng khá trơ. Và khi kiểm tra quang phổ của chất khí này ông đã thấy các nhóm màu đỏ và xanh lục mới từ đó xác nhận rằng đây là một nguyên tố mới.
Trong bầu khí quyển thì Ar-39 được tạo ra bởi các hoạt động tia vũ trụ chủ yếu là với Ar-40. Trong môi trường thường dưới bề mặt, Argon cũng được tạo ra khi bắt neutron bằng phát xạ K-39 hoặc alpha bằng canxi.
Argon-37 thường được sản sinh từ sự phân rã của canxi-40 hay kết quả của các vụ nổ hạt nhân dưới mặt đất. Nó có thời gian bán hủy khoảng 35 ngày.
Chất khí argon sẽ được tạo ra bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng vì argon chiếm 0,934% khí quyển Trái đất.
Ngày nay argon được điều chế sản xuất chủ yếu bằng phương pháp ngưng tụ không khí ở mức nhiệt độ thấp. Sao đó người ta sẽ tách argon khỏi khí oxi và nito.a
Ngoài ra có thể sản xuất khí argon từ các sản phẩm nhà máy luyện kim đen, hoặc từ khí thải trong quá trình sản xuất chất NH3.
Tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng khác nhau mà Argon thường được cung cấp với độ tinh khiết: Ar 4.8, Ar 5.0, Ar 5.3.

Khí Argon có độc không?
Như đã nhắc ở trên thì khí argon là chất khí được ứng dụng khá nhiều trong đời sống, sản xuất và nghiên cứu, nó không độc, không gây hại đến sức khỏe con người.
Đặc biệt, khi sử dụng thì rất an toàn vì không gây nổ nhưng do nó nặng hơn không khí nên thường dễ bị tích tụ ở những nơi không khí kém. Chính sự tích tụ khí nặng này gây ra tình trạng thợ hàn dễ bị ngạt thở do thiếu khí oxi.
- Khi hít phải lượng khí argon nhiều thì sẽ làm cho thợ hàn sẽ dễ bị chóng mặt, nhức đầu, khó chịu và thậm chí là bị nghẹt thở. Đôi khi tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng thì có thể bị bỏng lạnh
- Nếu hít phải khí argon quá mức thì sẽ gây ra các hiện tượng buồn nôn, ói mửa, mất tỉnh táo, bất tỉnh.
- Khi khí argon đạt nồng độ cao đến 75% sẽ có thể làm chết người chỉ trong một vài phút. Khiến cơ thể bị suy yếu, có thể mất ý thức, tình trạng co giật, hôn mê sâu và dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Chính vì vậy nên khi sử dụng khí argon thì cần phải theo dõi và duy trì tỉ lệ oxy ở chỗ làm việc để nó không bị thấp hơn 19%.
4.Các trường hợp cụ thể xảy ra khi sử dụng khí argon và cách xử lý:
- Trường hợp tai nạn tiếp xúc argon theo đường mắt: Cơ thể bạn bình thường, không có ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Trường hợp tai nạn tiếp xúc argon trên da (bị dây vào da): không có ảnh hưởng gì tới cơ thể hay sức khỏe.
- Trường hợp tai nạn tiếp xúc argon theo đường hô hấp (hít thở phải hóa chất argon dạng hơi, khí): nếu bị ngạt và khó thở có thể hỗ trợ nhanh chóng bằng khí Oxy để tăng oxy cung cấp cho cơ thể.
- Trường hợp tai nạn xảy ra theo đường tiêu hóa : hoàn toàn không ảnh hưởng gì.
Các biện pháp phòng tránh hít phải khí argon quá nhiều:
Luôn thông gió hoặc thực hiện các biện pháp làm giảm nồng độ hơi, khí argon trong khu vực làm việc. Tiến hành các biện pháp cách ly hay hạn chế thời giờ làm việc của thợ hàn nơi không khí ít..
Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản argon: tránh bảo quản khí ở nhiệt độ quá cao, tránh va đập các bình khí khi vận chuyển.
Biện pháp và điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với argon là kiểm tra và đóng van an toàn thường xuyên.
5. Nhà cung cấp khí chuẩn, khí Argon uy tín và chất lượng
Công ty Cổ phần khí chuẩn Toàn cầu là nhà cung cấp tất cả các loại khí chuẩn, khí hiệu chuẩn hàng đầu tại Việt Nam.
Quý khách hàng nếu có nhu cầu sử dụng khí chuẩn, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0858.446.446; 0814144144 hoặc truy cập wedsite: khichuanvietnam.com để được tư vấn.
Trân trọng cảm ơn!